Công nghệ sơn tĩnh điện là gì?
Mục lục
Công nghệ sơn tĩnh điện trong tiếng anh có tên là Electro Static Power Coating Technology. Nó được xem là công nghệ hiện đại nhất hiện nay, được phát minh vào đầu thập niên những năm 1950 bởi tiến sỹ Erwin.
Loại sơn này pha trộn giữa 3 thành phần là bột sơn, nhựa lỏng, chất phụ giá kết hợp với điện tích. Khi dùng máy phun sơn chuyên dụng sẽ tạo ra điện tích (+) vào chất sơn. Đồng thời bề mặt vật liệu cũng đã được tích điện tích (-) để tạo ra phẩn ứng vật lý. Từ đó giúp tăng độ bám dính giữa sơn tĩnh điện và bề mặt kim loại cần sơn.
Qua nhiều lần cải tiến bởi các nhà khoa học, nhà sản xuất và chế tạo thiết bị, đã giúp cho công nghệ sơn tĩnh điện ngày một tối ưu hơn giúp cho chất lượng sản phẩm và giá thành tốt hơn rất nhiều. Chính ưu điểm vượt trội cùng với giá thành ngày càng tối ưu đã giúp công nghệ này rất được ưa chuộng.
Các dạng sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện có 2 dạng chính:
- Sơn tĩnh điện dạng khô (sơn bột): là dạng phun bột trực tiếp không pha. Được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại: sắt thép, kẽm, nhôm, inox,…
- Sơn tĩnh điện dạng ướt (sử dụng dung môi): là dạng pha bột với dung môi hoặc nước. Được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ,…
Hiện nay Hưng Thịnh Phăt đang sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện dạng khô (bột sơn) cho quy trình sản xuất cửa kéo. So với dạng ướt, sơn tĩnh điện dạng khô hiệu quả hơn, độ phủ lớn hơn, có thể phủ mọi góc và bề mặt vật sơn.
Quy trình sơn tĩnh điện cho cửa cuốn theo cách thủ công
Xử lý bề mặt vật liệu cần sơn
Điều đầu tiên cần làm khi sơn tĩnh điện cho cửa cuốn chính là làm sạch bề mặt vật liệu cần sơn. Hay nói cách khác, ta cần loại bỏ các dầu mỡ hay gỉ sét bám trên bề mặt của sắt thép.
Cụ thể, ta sẽ chúng sản phẩm vào trong một dung dịch nhằm loại bỏ sạch dầu mỡ. Sau đó, ta tiếp tục xử lý vật liệu với hóa chất tẩy các vết gỉ sét. Khi đã làm sạch bề mặt, ta tiến hành rửa lại với nước sạch và làm khô bề mặt.
Chuẩn bị sơn và các thiết bị cần thiết
Tiếp theo, ta cần chuẩn bị sơn và những vật dụng cần thiết như buồn phun và áy sơn tĩnh điện. Cụ thể, ta dùng Filter hay cyclone nhằm thu hồi bột sơn còn dư.
Sau đó, ta xem xét xem má phun sơn tĩnh điện có vận hành ổn định hay không. Nếu máy hoạt động tốt, ta sẽ tiến hành sơn. Ngược lại, ta có thể sửa chữa hay đổi máy phun sơn mới.
Điề này nhằm đảm bảo sơn được bám dính tối đa và tránh máy phun bị rò điện gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Tiến hành sơn tĩnh điện lên vật liệu
Cuối cùng, ta sẽ treo vật liệu cần sơn lên cao. Ta có thể treo sắt theo lên bằng dây thép không gỉ trước khi tiến hành phun sơn. Công đoạn này vô cùng đơn giản. Khi đã tiến hành phun xong là ta đã hoàn thành toàn bộ quy trình phun sơn tình điện theo phương pháp truyền thống.
Sơn tĩnh điện có tốt không?
Các vật liệu được sơn tĩnh điện xuất hiện rất phổ biến, có thể bạn đang tiếp xúc hằng ngày nhưng không nhận ra.
Với phương pháp tích điện cho bột sơn và phủ trực tiếp lên vật sơn tạo điều kiện liên kết ion giữa bột sơn và vật liệu, mang đến độ bền màu vượt trội so với phương pháp sơn nước thông thường.
Các sản phẩm được sơn tĩnh điện có khả năng chống lại những ảnh hưởng xấu bởi các tác nhân như độ ẩm, hóa chất, ánh sáng và một số điều kiện khắc nhiệt khác. Đồng thời, làm giảm nguy cơ trầy xước, sứt mẻ, trầy xước, ăn mòn, phai màu, và các vấn đề khác. Sơn tĩnh điện còn là một sự lựa chọn hấp dẫn do có lợi thế về bảo vệ môi trường.
Lời kết
Trên đây là các chia sẻ của Cửa cuốn Hưng Thịnh Phát chúng tôi cùng bạn đọc về loại sơn tĩnh điện. Cụ thể, chúng tôi đã chia sẻ tới bạn đọc các đặc điểm cơ bản nhất của loại sơn này, để từ đó thấy được các ưu và nhược điểm của loại sơn tĩnh điện. Không chỉ có vậy, chúng tôi cũng đã giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc về chất lượng của tôn thép hay cửa cuốn sơn tĩnh điện.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ để được tư vấn – lắp đặt:
Địa chỉ : 57 Ngô Đức Kế – p.12 – Q.Bình Thạnh – TP.HCM ( ngay đường Phan Văn Trị giao Ngô Đức Kế)
Nhà máy: 6/1 kp1A, p.An Phú, Tx.Thuận An, Bình Dương
HOTLINE: 0933 055 878 (Hỗ trợ 24/24h)
Fanpage: Cửa cuốn Hưng Thịnh Phát Door
Youtube: Hưng Thịnh Phát Door